Tiểu sử John_Stuart_Mill

John Stuart Mill sinh ra tại số nhà 13 Đường Rodney Pentonville, Middlesex, là con trai cả của nhà kinh tế, lịch sử và triết học người Scotland, James Mill, với bà Harriet Burrow. John Stuart được cha trực tiếp dạy dỗ, cùng sự hỗ trợ và góp ý của Jeremy BenthamFrancis Place. Ông được giáo dục cực kỳ nghiêm khắc, không được giao tiếp với những đứa trẻ cùng trang lứa, ngoại trừ anh em trong nhà. Cha ông, một học trò của Bentham và là hội viên chủ nghĩa đoàn hội, cố ý nhắm đến việc tạo ra 1 thiên tài trí tuệ có khả năng dẫn dắt chủ nghĩa thực dụng và phát triển nó sau khi ông và Bentham mất đi.[6]

Mill là một đứa trẻ có thiên bẩm nổi bật. Ông tự mô tả việc học của mình trong tự truyện. Lúc lên 3, ông được dạy tiếng Hy Lạp Greek.[7] Khi 8 tuổi, ông đã đọc Aesop's Fables, Xenophon's Anabasis,[7] và toàn bộ các tác phẩm Herodotus,[7] được làm quen với Lucian, Diogenes Laërtius, Isocrates và 6 bài luận của Plato.[7] Ông cũng được học rất nhiều về lịch sử Anh Quốc và được dạy số học, vật lý và thiên văn học.

Từ khi 8 tuổi, Mill bắt đầu học tiếng Latin, các công trình của Euclid, và algebra, và có trách nhiệm dạy học cho các em của mình. Dù vẫn tập trung nghiên cứu lịch sử, ông đã học hết các tác phẩm phổ biến của các tác gia trong tiếngLatinGreek và dễ dàng đọc các tác phẩm của Plato và Demosthenes từ khi 10 tuổi. Ngoài ra, cha ông cho rằng Mill cần học và tập làm thơ. Một trong những bài thơ đầu tiên của Mill là viết tiếp Sử thi Iliad. Lúc rảnh rỗi, ông ham thích khoa học tự nhiên và văn học phổ thông, như 'Don QuixoteRobinson Crusoe.

Tác phẩm của cha ông, The History of British India được xuất bản năm 1818; ngay sau đó, khi mới 12 tuổi, Mill bắt đầu nghiên cứu sâu về logic học thuật qua các tác phẩm phương pháp luận gốc của Aristotle. Năm 13 tuổi, ông bắt đầu học kinh tế chính trị và nghiên cứu Adam Smith, David Ricardo cùng cha, dẫn tới sự hoàn thiện quan điểm kinh tế chính trị của họ về các yếu tố sản xuất. Những ghi chép bài học hàng ngày của Mill đã giúp cha ông hoàn thiện cuốn Elements of Political Economy năm 1821, cuốn sách ca ngợi những ý tưởng kinh tế trường phái Ricardian; tuy vậy, cuốn sách không được đón nhận rộng rãi.[8] Ricardo, bạn thân của cha ông, thường mời Mill đến chơi nhà để nói chuyện về kinh tế chính trị.

Năm 14 tuổi, Mill dành trọn 1 năm tại Pháp ở với gia đình ông Samuel Bentham, anh trai của Jeremy Bentham. Khung cảnh hùng vĩ nơi đây khiến ông trọn đời ưa thích vùng núi. Phong cách thân thiện và vui vẻ của người Pháp đã để lại ấn tượng sâu sắc trong ông. Ở Montpellier, ông tham dự các khóa học mùa đông về Hóa học, Sinh vật học, Logic và toán cao cấp của Faculté des Sciences. Trong thời gian ở Pháp, ông cũng đến thăm nhà kinh tế học nổi tiếng Jean-Baptiste Say, một người bạn của cha ông. Ở đó, ông gặp rất nhiều lãnh đạo của Đảng Tự do và những người Paris nổi tiếng khác, như Henri Saint-Simon.

Mill từng trải qua nhiều tháng rầu rĩ và định tự tử năm 20 tuổi. Tại Chương V trong cuốn tự truyện của mình, ông băn khoăn rằng liệu việc tạo ra một xã hội công bằng, vốn là mục đích cuộc đời ông, sẽ thực sự làm ông hạnh phúc. Trong thâm tâm, ông tự biết câu trả lời là "không", và tất yếu là ông đánh mất sự hứng khởi khi theo đuổi mục tiêu này. Sau đó, tình cờ, bài thơ của William Wordsworth giúp ông hiểu rằng vẻ đẹp tạo nên sự đồng cảm và mang lại niềm vui.

John Stuart Mill's Mental Breakdown, Victorian Unconversions, and Romantic Poetry Với niềm vui mới, ông tiếp tục làm việc hướng về một xã hội công bình với một tâm trạng phấn khởi hơn. Ông coi đây là 1 trong những thay đổi lớn nhất trong tư duy của mình. Thực tế, rất nhiều khác biệt giữa ông và cha bắt đầu từ sự thay đổi này.

Từ khi gặp gỡ vào Tháng 11 năm 1841, Mill thường xuyên trao đổi với Auguste Comte, người sáng lập chủ nghĩa thực chứng và xã hội học. Xã hội học của Comte gần với khoa học triết lý hơn ngày nay, nhưng triết lý lạc quan đó đã giúp Mill từ bỏ chủ nghĩa Benham.[9]

Do việc bất tuân theo Điều khoản 39 của Giáo hội Anh Quốc, Mill không được dự học tại Đại học OxfordĐại học Cambridge.[10] Ông theo cha làm việc tại Công ty Đông Ấn, và nhập học tại trường University College, London. Tại đây, ông được học với John Austin, giáo sư Pháp luật đầu tiền.[11] Tại đây, ông được học với John Austin, giáo sư Pháp luật đầu tiền.. [16] Ông được bầu là Thành viên danh dự Người nước ngoài của Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ năm 1856.[12]

Sự nghiệp quản trị thuộc địa ở Công ty Đông Ấn của Mill kéo dài từ năm 17 tuổi (1823 – 1858) cho đến khi công ty này bị giải thể khi Nữ hoàng Anh trực tiếp quản lý Ấn Độ thay vì Quốc Hội..[13] Năm 1836, ông làm việc tại Ban Chính trị của Công ty, chịu trách nhiệm liên lạc giữa các bên với Nữ hoàng rồi được thăng chức làm Trưởng ban kiểm soát Liên lạc năm 1856. Trong Bàn về tự do, A Few Words on Non-Intervention, và các tác phẩm khác, Mill bảo vệ nền quân chủ Anh Quốc với biện luận rằng có sự khác biệt cơ bản giữa người văn minh và người man di.[14] Mill coi những quốc gia như Ấn Độ và Trung Hoa là đã từng tiến bộ, nhưng đang trì trệ và man di, nên cần đến sự cai trị nhân từ của Anh Quốc, "vì sự phát triển [của người man di]."[15] Khi Nữ hoàng tiếp nhận quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ, ông được giao nhiệm vụ bảo vệ luật của Công ty ở Ấn Độ, viết nên Bản ghi nhớ các cải thiện trong quản lý Ấn Độ 30 năm cuối, cùng những văn bản khác.[16] Ông được mời giữ chức trong Ban Điều hành Ấn Độ, cơ quan được tạo ra để hỗ trợ Tổng Đốc Ấn Độ nhưng ông đã từ chối để phản đối hệ thống luật lệ mới.

Năm 1851, Mill kết hôn với Harriet Taylor, kết quả của 1 tình bạn thân 21 năm. Taylor đã kết hôn khi 2 người gặp nhau và mối quan hệ giữa họ, dù thân thiết nhưng, được coi là trong sáng trước khi người chồng đầu tiền của Taylor qua đời. Nhận biết rõ những quyền của mình, Taylor gây ảnh hưởng không nhỏ tới những tác phẩm và tư tưởng của Mill cả khi họ còn là ban bè và sau khi kết hôn. Mối quan hệ của Mill với Taylor đã củng cố cho việc Mill vận động cho nữ quyền. Trong Bàn về Tự do, được xuất bản không lâu sau khi Taylor mất, Mill đã đề cập đến những ảnh hưởng của bà. Taylor mất năm 1858, chỉ 7 năm từ khi kết hôn với Mill do bị hen nặng.

Những năm 1865 đến 1868, Mill giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học St. Andrews. Đồng thời, ông là Đại biểu hội đồng thành phố Westminster đại diện cho Đảng Tự do.[17][18] Thời gian này, ông vận động cho các vấn đề của Ireland. Năm 1866, Mill là Nghị sĩ đầu tiên trong lịch sử kêu gọi quyền bỏ phiếu của phụ nữ và bảo vệ mạnh mẽ quyền này trước phiên tranh luận sau đó. Mill ủng hộ mạnh mẽ các thay đổi xã hội như thành lập công đoàn và hơp tác xã. Trong tác phẩm Considerations on Representative Government (Cân nhắc về tính đại diện của chính quyền), Mill kêu gọi nhiều cải cách trong Nghị viện và bầu cử, đặc biệt là Đại diện tỉ lệ, phiếu bầu chuyển đổi đơn, và mở rộng quyền bầu cử. Tháng 4 năm 1868, Mill nhận được ủng hộ rộng rãi trong việc bãi giữ lại hình phạt tử hình với các tội hình sự như giết người man rợ; ông gọi đó là mối quan tâm chung của đất nước.[19]

Ông là cha đỡ đầu của triết gia Bertrand Russell.

Về tôn giáo, Mill là người bất khả tri/agnostic và hoài nghi.[20][21][22][23]

Mill mất năm 1873 vì chứng đan độc và được chôn cất tại Avignon, Pháp, cạnh vợ ông.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: John_Stuart_Mill http://ebooks.adelaide.edu.au/m/mill/john_stuart/ //nla.gov.au/anbd.aut-an35351912 http://www.quadrant.org.au/magazine/issue/2009/12/... http://www.earlymoderntexts.com/ http://fvergara.com/Halevy.pdf http://www.fvergara.com/QUALITY.doc http://hansard.millbanksystems.com/commons/1868/ap... http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/2008... http://prq.sagepub.com/content/early/2016/01/07/10... http://www.sciencedirect.com/science/article/B6VDY...